-
Online 12
-
Trong tuần 35
-
Trong tháng 424
-
Tổng truy cập 443240
Khi chơi hồ cá cảnh thủy sinh, bạn nên chú ý thực hiện những công việc sau để đảm bảo có một bể thủy sinh đẹp, trong suốt. Cách làm sạch bể thủy sinh dưới đây sẽ giúp bể thủy sinh nhà bạn luôn sạch và có những chú cá luôn khỏe mạnh, cây thủy sinh xanh tươi không bị rêu hại.
Tiến hành lau chùi
Khi lau chùi, bạn không nên lấy mọi thứ trong bể cá ra. Bởi mỗi mặt hồ đều là nơi phát triển của các loài vi khuẩn hữu ích đóng vai trò là bộ lọc sinh học. Việc lấy ra và làm sạch những món đồ trang trí trong hồ sẽ góp phần gây ra các va chạm hoặc thậm chí là diệt những loại vi khuẩn này, từ đó làm giảm chất lượng lọc nước. Cách tốt nhất bạn nên dùng nam châm cọ bể để lau cọ được mặt trong và mặt ngoài của hồ nuôi trồng thủy sinh.
Vệ sinh sỏi
Sỏi là nơi lưu trữ rất nhiều thức ăn thừa và chất thải của cá, là nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá cảnh. Với bể cá cảnh rộng, chiếc máy hút bụi dành riêng cho bể cá sẽ giúp hút sạch những chất bẩn đang lẩn khuất sau những viên sỏi và vẫn không hút sỏi lên. Với bể cá nhỏ, Chỉ cần lấy hết sỏi ra và xả liên tục dưới vòi nước cho đến khi các viên sỏi sạch sẽ.
Vệ sinh nước bể
Nước là thành phần cực kì quan trọng trong bể cá. Vệ sinh bể cá đảm bảo sự an toàn cho cá cảnh, giữ độ trong của nước, góp phần tăng sức cuốn hút của bể.
- Sử dụng cây cọ bể 3 trong 1 để vừa cào lớp cát sỏi bung bẩn, vừa có lưỡi dao kỳ sạch tảo bám, vừa có tấm mút chà nhẹ bể.
- Sử dụng bơm tay hút nước để có thể hút được các cặn bẩn ở khe, kẽ kín nhất.
- Nên dùng vợt vớt hết rác (lá cây, cá chết, ...) trong bể trước khi thay nước.
- Bạn chỉ nên rút 10-15% lượng nước trong hồ nuôi và sau đó thay bằng lượng nước mới.
Kiểm soát tảo
Một điều bạn sẽ nhận ra khá nhanh chóng sau khi bạn mua và nuôi bể cá là tảo xanh nhầy nhụa bắt đầu hình thành rất nhiều trên thành bể. Để kiểm soát tảo, điều quan trọng là phải có cách vệ sinh đúng cách. Tảo sẽ được cọ hoặc chà sát đi trước khi tiền hành thay nước. Tuy nhiên, có một vài loại cá cảnh đặc biệt thích tảo. Ví dụ như giống cá lau kính.
Tham khảo thêm: Cách làm sạch hồ cá bằng ốc thủy sinh
Bài viết liên quan
- Những điều nên biết trước khi lắp đặt hồ hải sản (19-08-2016)
- Tép cảnh - Thú chơi đắt tiền (17-11-2016)
- Hồ cá cảnh hợp phong thủy (25-08-2016)
- Tảo Marimo may mắn (29-11-2016)
- Thức ăn cho cá cảnh biển (19-12-2016)
- Phân biệt cá chép thường và cá chép Nhật (30-08-2016)
- Mẹo tạo độ ẩm không khí từ hồ cá cảnh (14-11-2016)
- Cách để bảo quản hải sản tươi sống (06-01-2017)
- Một số hồ thủy sinh độc đáo trên thế giới (01-12-2016)
- Những lợi ích từ việc lắp đặt hồ hải sản (19-09-2016)
- Giới thiệu các thiết bị lắp đặt trong hồ thủy sinh (18-08-2016)
- Chăm sóc hồ thủy sinh (17-12-2016)