-
Online 7
-
Trong tuần 258
-
Trong tháng 258
-
Tổng truy cập 299038
Nếu muốn sở hữu một hồ cá cảnh đẹp, bên cạnh việc chú ý những yếu tố về môi trường sống, bạn cần quan tâm đến việc vệ sinh bể cá của chính mình. Điều này có liên quan mật thiết đến sức khỏe của các loại cá và là cơ sở không kém phần quan trọng trong việc tạo không gian sống đẹp và an toàn.

Quy trình vệ sinh hồ
Vệ sinh nước hồ
Cá cảnh thường chỉ quen sống trong môi trường của riêng chúng, nếu đột ngột thay đổi cá có thể dễ bị bệnh và dễ chết. Vì vậy, bạn nên cân bằng giữa việc vệ sinh và duy trì được môi trường quen thuộc của chúng. Những người nuôi cá lâu năm cho rằng, bạn chỉ thay khoàng 15-20% lượng nước trong hồ thay vì thay hết. Mặc dù điều này có thể làm các chất cặn bã không được trôi sạch, tuy nhiên, chúng vẫn rất cần thiết vì là môi trường cho tảo có lợi phát triển đồng thời vẫn giữ được một lượng nhất định các các vi khuẩn có ích trong nước. Nếu bạn sử dụng nước máy, hãy đảm bảo làm bay hết các chất clo trước khi đổ đầy nước vào hồ.
Vệ sinh hồ cá cảnh
Chú ý quan trọng nhất là bạn không nên hoặc hạn chế sử dụng tối đa các chất hóa học trong việc vệ sinh hồ nuôi cá. Các hóa chất này nhiễm trong nước có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của các loại tảo và nghiêm trọng nhất là có thể khiến cá của bạn bệnh hoặc chết. Lời khuyên cho bạn hãy nên mua một bộ dụng cụ vệ sinh để làm sạch mặt kính và phía dưới đáy bể trước khi xả nước bạn nhé.
Vệ sinh sỏi dưới đáy hồ
Mắt thường dường như khó có thể kiểm tra sỏi dưới đáy hồ có bẩn hay không và cách tốt nhất là bạn nên vệ sinh định kì vì sỏi là nơi dễ dàng bám các chất cặn bã và là nơi nấm mốc tích tụ nhiều nhất. Bạn có thể mua các dụng cụ làm sạch sỏi như máy hút được bày bán trên thị trường nếu hồ cá cảnh của bạn có diện tích khá lớn. Còn nếu có diện tích nhỏ hơn, cách đơn giản nhất là bạn nên để sỏi được xả sạch dưới vòi nước.
Vệ sinh bộ lọc hồ cá
Hãy vệ sinh bộ lọc trong hồ cá theo từng bước được ghi trên hướng dẫn bao gồm: tháo bộ lọc và miếng mút trong bộ lọc, sau đó lấy hết các chất cặn bẩn và làm sạch ống lọc. Tuy nhiên, các loại tảo và vi khuẩn có lợi thường bám trên bộ lọc. Vì vậy, bạn nên chú ý thay thế từng bộ phận trên bộ lọc để tránh trường hợp cá khó thích nghi với môi trường mới.
Chú ý về các loại tảo trong hồ cá cảnh
Tảo xanh bắt đầu mọc nhiều hơn trên thành bể và đây là lúc bạn cần vệ sinh đúng cách để giữ môi trường sống sạch và cung cấp đủ oxy cho cá. Bạn có thể mua các loại dụng cụ tẩy sạch lớp tảo được bày bán rất nhiều trên thị trường. Nếu muốn chúng biến mất mà không cần sử dụng bất kì dụng cụ nào khác, bạn có thể nuôi một vài cá như lau kiếng hay Plecostomus vì thức ăn của chúng là các loại tảo và các chất bám trên thành hồ.
Xem thêm: Cách xử lý nước hồ cá cho người mới chơi
Xem thêm: Cách xử lý nước hồ cá cho người mới chơi
Ngày đăng: 10-08-2016
Bài viết liên quan
- Hồ cá cảnh hợp phong thủy (25-08-2016)
- Lưu ý khi nuôi cá cảnh nước mặn (05-08-2016)
- Bộ sưu tập những loài cá dễ nuôi (21-10-2016)
- Chăm sóc hồ thủy sinh (17-12-2016)
- Vệ sinh hồ thủy sinh (02-12-2016)
- Mua bán cá cảnh ở đâu? (28-09-2016)
- Tự tay làm hồ thủy sinh (07-10-2016)
- Điều đặc biệt từ thú chơi hồ thủy sinh (01-11-2016)
- Tầm quan trọng của hệ thống lọc bể cá (04-10-2016)
- Cách nuôi cá cảnh (14-09-2016)
- Tép cảnh - Thú chơi đắt tiền (17-11-2016)
- Nuôi cá La Hán thật đơn giản (21-11-2016)