-
Online 18
-
Trong tuần 696
-
Trong tháng 3073
-
Tổng truy cập 588751
Hồ thủy sinh là một loại hồ được xây dựng và nuôi trồng những loại cá cảnh và những loài thực vật thủy sinh. Đây là loại hồ đem lại cho người chơi cảm giác thư giãn và thích thú nhất. Một hồ thủy sinh phát triển tốt sẽ đem cả đại dương thiên nhiên đến trong ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc và bảo vệ hồ thủy sinh đòi hỏi phải có hiểu biết, kỹ thuật chăm sóc và dành thời gian cho hồ. Nếu hồ thủy sinh của bạn phát triển không bình thường thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó. Cùng Đức Thịnh tìm hiểu để biết có những vấn đề hay gặp khi chơi hồ thủy sinh và cách khắc phục các hiện tượng đó để hồ thủy sinh có thể phát triển bình thường.

Một số hiện tượng thường gặp trong hồ thủy sinh và cách xử lí
Trong hồ thủy sinh được lắp đặt những thiết bị để đảm bảo cho sự sống của các sinh vật trong hồ diễn ra bình thường. Nhưng đôi khi các sinh vật có những thay đổi khác lạ bạn cần phải chú ý quan sát để tìm ra nguyên nhân và xử lí ngay để các sinh vật trong hồ không bị chết.
Hiện tượng cá ngoi lên mặt nước và cây thủy sinh trong hồ bị vàng lá hay lạt màu
- Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là thiếu ánh sáng. Hồ thủy sinh dùng để nuôi trồng các cây thủy sinh. Mà đã là cây thì sự sống của nó gắn với quá trình quang hợp. Cây cần ánh sáng và CO2 để quang hợp sau đó thải ra khí O2, nếu ánh sáng chiếu vào hồ không đủ, cây sẽ không quang hợp dẫn đến tình trạng lá nhợt nhạt và không thải ra khí O2. Nếu cây không thải ra khí O2, các loại cá hay sinh vật trong hồ bị thiếu O2 để hô hấp nên các loại cá cảnh sẽ cố gắng ngoi lên mặt nước để đớp O2.
- Cách khắc phục: Khi gặp hiện tượng này, bạn cần phải tăng thời gian chiếu sáng cho hồ thủy sinh hoặc tạo điều kiện để ánh sáng mặt trời có thể chiếu vào hồ, đồng thời điều chỉnh hệ thống CO2 của hồ để các loại cá cảnh không bị ngợp.
- Cách khắc phục: Khi gặp hiện tượng này, bạn cần phải tăng thời gian chiếu sáng cho hồ thủy sinh hoặc tạo điều kiện để ánh sáng mặt trời có thể chiếu vào hồ, đồng thời điều chỉnh hệ thống CO2 của hồ để các loại cá cảnh không bị ngợp.
Hiện tượng bọt khí xuất hiện dưới nền đất
- Nguyên nhân chính của tình trạng này là do nền đất bị nén quá chặt hoặc là do quá trình vệ sinh hồ cá thủy sinh không chú ý đến đất nền, các chất cặn bã tích tụ khiến cho những cá không còn vùi mình xuống nền đất để vui đùa. Nếu đất nền bị ô nhiễm, các loài cây thủy sinh trong hồ sẽ bị ảnh hưởng bộ phận rễ, đất nền ô nhiễm làm rễ bị mục và gây ra tình trạng chết cây thủy sinh trong hồ.
- Cách khắc phục: Cần vệ sinh đất nền và thường xuyên đào xới đất.
- Cách khắc phục: Cần vệ sinh đất nền và thường xuyên đào xới đất.
Hiện tượng lá úa vàng và rụng lá
- Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và thức ăn cho cây.
- Cách khắc phục: Bạn có thể sử dụng các các loại phân và cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây, đồng thời cũng nên thường xuyên kiểm tra thành phần của nước. Hy vọng các bạn có thể xử lí để chăm sóc hồ thủy sinh của mình một cách tốt nhất khi gặp phải các hiện tượng trên.
Xem thêm: Những lưu ý khi chăm sóc hồ thủy sinh
- Cách khắc phục: Bạn có thể sử dụng các các loại phân và cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây, đồng thời cũng nên thường xuyên kiểm tra thành phần của nước. Hy vọng các bạn có thể xử lí để chăm sóc hồ thủy sinh của mình một cách tốt nhất khi gặp phải các hiện tượng trên.
Xem thêm: Những lưu ý khi chăm sóc hồ thủy sinh
Ngày đăng: 31-08-2016
Bài viết liên quan
- Cách trang trí bể cá cảnh đẹp (13-09-2016)
- Mua bán cá cảnh ở đâu? (28-09-2016)
- Cách loại bỏ rêu tảo có hại trong hồ (25-10-2016)
- Những lợi ích từ việc lắp đặt hồ hải sản (19-09-2016)
- 5 giống cá cảnh nước ngọt dễ nuôi (26-08-2016)
- Cần chuẩn bị gì khi bắt đầu chơi hồ cá cảnh? (28-10-2016)
- Không gì dễ bằng nuôi cá bảy màu (15-11-2016)
- Các mẫu bể cá cảnh đẹp (08-12-2016)
- Các loại cá cảnh phổ biến hiện nay (13-08-2016)
- Tảo Marimo may mắn (29-11-2016)
- Điều trị hiệu quả bệnh lồi mắt ở cá (12-11-2016)
- Vị trí đặt hồ cá cảnh và những điều cần lưu ý (03-08-2016)