-
Online 5
-
Trong tuần 767
-
Trong tháng 951
-
Tổng truy cập 465059
Sở hữu hồ thủy sinh không chỉ đơn giản là trang trí nhà cửa, phong thủy mà còn thỏa mãn đam mê của rất nhiều người đồng thời cũng là một trong những cách giải stress hiệu quả. Để có một bể thủy sinh luôn đẹp, ngoài các lưu ý về thiết kế và quá trình thi công, lắp ráp, người chơi còn rất quan tâm đến vấn để chăm sóc hồ sao cho tốt nhất. Hồ hải sản Đức Thịnh với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề sẽ giới thiệu đến bạn vài điều cần chú ý trong quá trình nuôi hồ thủy sinh.

Các lưu ý khi chăm sóc hồ
Nước sử dụng trong hồ
Hiện nay, nước được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất là nước máy. Và như bạn cũng đã biết, nước máy được khử bằng clo, điều này sẽ gây có hại trực tiếp đến các loài thủy sinh cũng như môi trường sống trong bể. Vì vậy, để tránh trường hợp này xảy ra, khi thay nước, bạn cần bơm và để nước ra ngoài một thau nhỏ trong vòng 24h giờ trước khi sử dụng cho bể thủy sinh. Còn đối với nước giếng, bạn nên để lắng đọng và chắc chắn không có phèn mới sử dụng được bạn nhé.
Đất nền được sử dụng trong hồ
- Có hai loại đất nền được sử dụng phổ biến hiện nay là đất nền tự trộn và đất nền công nghiệp. Cả hai loại này đều được bán trên thị trường và tùy thuộc vào các loài cây thủy sinh bạn nuôi trồng cũng như chính người nuôi mà nên lựa chọn loại đất nền phù hợp.
- Đối với đất nền tự trộn, bạn phải tự tay trộn và phải có kinh nghiệm lâu năm mới có thể đáp ứng đúng và đủ các chất dinh dưỡng trong đất nền này cung cấp cho các loài thủy sinh trong hồ.
- Còn đối với đất nền công nghiệp, bạn cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và tránh trường hợp tự sử dụng theo liều lượng không đúng gây hậu quả thiếu hoặc quá dư thừa dưỡng chất ản hưởng đến quá trình phát triển của thủy sinh vật sống trong bể.
- Đối với đất nền tự trộn, bạn phải tự tay trộn và phải có kinh nghiệm lâu năm mới có thể đáp ứng đúng và đủ các chất dinh dưỡng trong đất nền này cung cấp cho các loài thủy sinh trong hồ.
- Còn đối với đất nền công nghiệp, bạn cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và tránh trường hợp tự sử dụng theo liều lượng không đúng gây hậu quả thiếu hoặc quá dư thừa dưỡng chất ản hưởng đến quá trình phát triển của thủy sinh vật sống trong bể.
Các loài thủy sinh
Bạn cần chú ý đến quá trình sắp xếp các loài thủy sinh vật cũng như lựa chọn kĩ càng nguồn gốc để tránh trường hợp các loài đấu tranh với nhau. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến sự phát triển của từng loài nhằm đề phòng bệnh và chữa bệnh kịp thời.
Hệ thống chiếu sáng
Những người chơi thủy sinh lâu năm cho rằng, vị trí đặt đèn hợp lý nhất là phía bên trên, cách mặt hồ khoảng 15-20cm và bảo đảm ánh sáng tỏa đều khắp hồ để cung cấp đủ cho các loài thủy sinh sinh sống.
Hệ thống lọc
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất vì góp phần giúp cho môi trường nước sạch đồng thời kích thích các loài thủy sinh phát triển. Bạn cần đảm bảo hệ thống lọc sử dụng tốt và thường xuyên thay rửa các bộ phận theo định kỳ.
Hệ thống CO2
Muốn sở hữu một hồ thủy sinh đẹp với các loài thủy sinh phát triển tốt, bắt buộc người nuôi phải có sử dụng hệ thống CO2. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể mua một bình CO2 được bày bán rất nhiều thị trường là cách đơn giản nhất mà không cần tập trung quá mức vào các vấn đề nghiên cứu đất nền, loài thủy sinh,…
Xem thêm: Chăm sóc hồ thuỷ sinh đúng cách
Xem thêm: Chăm sóc hồ thuỷ sinh đúng cách
Ngày đăng: 08-10-2016
Bài viết liên quan
- Tầm quan trọng của hệ thống lọc bể cá (04-10-2016)
- Giống cá thủy sinh đẹp (06-09-2016)
- Tự thiết kế hồ thủy sinh đẹp (03-11-2016)
- Hồ hải sản bằng kính (01-09-2016)
- Cách chơi hồ cá hợp phong thủy (16-12-2016)
- Cách nuôi cá cảnh (14-09-2016)
- Vấn đề thường gặp khi chơi thủy sinh (31-08-2016)
- Chọn hồ thủy sinh cho nơi làm việc (10-11-2016)
- Phân loại bộ lọc nước (24-10-2016)
- Phân biệt cá chép thường và cá chép Nhật (30-08-2016)
- Nét độc đáo của hồ thủy sinh (08-08-2016)
- Kỹ thuật nuôi cá cảnh (12-08-2016)