-
Online 12
-
Trong tuần 103
-
Trong tháng 492
-
Tổng truy cập 443308
Cá cảnh là linh hồn của chiếc hồ nuôi cá, chính vì vậy việc chọn được chú cá tốt cho hồ cá thêm phần sức sống là điều mà ai cũng mong muốn. Thế nhưng, không phải ai cũng làm được điều này. Vậy cá cảnh như thế nào là cá có sức sống tốt, hãy cùng xem qua những mẹo sau đây để giúp mình tự tin hơn khi chọn cá nhé.

Kiểm tra sinh lí cá
Miệng
Đây là bộ phận quan trọng bậc nhất của cá, vì đây được xem như vũ khí tấn công đối thủ của chúng. Nếu miệng có vấn đề thì cá khó thắng trận được. Mỗi khi cá tấn công và làm tổn thương đối thủ thì cũng đồng nghĩa với việc nó tự làm miệng mình bị thương. Miệng và mũi ăn thông với nhau nên nếu miệng bị thương nặng thì thường dẫn tới việc cá bị sặc nước và thua trận. Các dấu hiệu nhận biết miệng cá không tốt như miệng bị biến dạng, miệng không khép kín, môi sứt, miệng khoằm hay vểnh, miệng phù, miệng sần sùi… Thông thường, cá có miệng tốt phải khép kín và hơi gồ lên một chút.
Mang và nắp mang
Đây là bộ phận cung cấp khí để cá thở. Một chức năng quan trọng khác của nắp mang là phùng lên để đe dọa đối thủ, nó là dấu hiệu của phô trương sức mạnh. Nếu quan sát thấy mang phập phồng một cách nhẹ nhàng khi cá thở thì bình thường, còn nếu chuyển động gấp gáp thì chứng tỏ cá đó có vấn đề về hệ thống hô hấp.
Mắt
Đây là bộ phận dẫn đường. Nếu mắt có vấn đề thì cá không thể trông thấy địch thủ một cách rõ ràng. Mắt cá không được mờ và phải ở vị trí thích hợp. Chúng ta có thể kiểm tra độ nhạy của mắt cá bằng cách di chuyển vật sậm màu như đầu bút chì gần mắt cá, hầu hết những con cá đều trở nên linh động, tiến gần đầu bút chì và bắt đầu phùng mang giương vây.
Kỳ
Được xem là chân của cá, nó được dùng để điều khiển và hỗ trợ cho chuyển động cá. Vì vậy, nếu cá có kì quá ngắn thì sẽ di chuyển không mau lẹ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan sát kì phải nằm đúng vị trí thích hợp. Nó phải chuyển động chắc chắn và mạnh mẽ. Kì không được cũn cỡn và phải khép vào thân.
Vảy
Là áo giáp của cá và được bao phủ bởi lớp nhớt. Có hai loại vảy là vảy lớn và vảy nhỏ. Loại vảy lớn rất khó tróc nhưng khi đã tróc thì vảy bên cạnh cũng tróc theo, loại vảy nhỏ thì dễ bị tróc hơn nhưng các vảy bên cạnh không bị ảnh hưởng nhiều. Dù vảy gì thì bạn cũng lưu ý quan sát chúng phải được sắp xếp một cách đều đặn. Các vảy phải sắp xếp sát vào nhau và trông gọn gàng. Màu vảy càng đậm càng tốt vì cho thấy nhớt cá ở tình trạng tốt.
Chú ý cấu trúc tổng thể
Bên cạnh quan sát mang, vảy, mắt…những bộ phận bên ngoài thì phần cấu trúc tổng thể cũng rất quan trọng. Dù có như thế nào thì cấu trúc tổng thể phải cân đối, tất cả các bộ phận bên ngoài phải mạnh mẽ và cân xứng. Thân không được quá dài hay quá ngắn vì có thể làm cho cá bơi chậm và khó xoay trở khi bị đối thủ áp sát.
Trên đây là những cách cơ bản để bạn chọn được chú cá khỏe mạnh cho chiếc hồ thân yêu của mình. Hãy nhanh tay chọn cho mình những chú cá ưng ý nhất các bạn nhé.
Mời bạn xem thêm: Chăm sóc cá cảnh cho người mới
Ngày đăng: 18-10-2016
Bài viết liên quan
- Các loại cá cảnh phổ biến hiện nay (13-08-2016)
- 5 loài cá đắt giá nhất trên thế giới (09-12-2016)
- Cách vệ sinh hồ thủy sinh (24-08-2016)
- Hồ hải sản bằng kính (01-09-2016)
- Tìm hiểu hệ thống khí CO2 trong hồ thủy sinh (27-08-2016)
- Bộ sưu tập cây thủy sinh (22-10-2016)
- Cây thủy sinh (15-09-2016)
- Tiêu chí chọn bể cá cảnh (30-09-2016)
- Hướng đặt hồ thủy sinh trong nhà mang đến tài lộc (08-02-2017)
- Thức ăn khô cho cá vàng (14-12-2016)
- Tép cảnh - Thú chơi đắt tiền (17-11-2016)
- Điều trị hiệu quả bệnh lồi mắt ở cá (12-11-2016)