-
Online 10
-
Trong tuần 99
-
Trong tháng 488
-
Tổng truy cập 443304
Việc cung cấp chất dinh dưỡng cho hồ thủy sinh là điều quan trọng, thế nhưng làm sao biết được hồ cá đã đủ chất dinh dưỡng hay chưa? Việc đó phụ thuộc vào cách mà bạn chăm sóc cây thủy sinh. Chăm sóc cho cây thủy sinh làm sao cho chúng luôn xanh mướt và tràn đầy sức sống là điều không dễ vì những cây thủy sinh có nguồn gốc khác nhau, xuất xứ khác nhau nên có cách chăm sóc cũng khác nhau. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, mời bạn xem bài viết bên dưới.
Làm sao để cây thủy sinh luôn tràn đầy sức sống?
Chất dinh dưỡng
Cây thủy sinh sẽ không có nguy cơ bị khô hạn như cây sống trên cạn, và thông thường chúng hấp thụ chất dinh dưỡng thông qua lá và rễ. Vì vậy, bạn hãy chú ý chăm cho phần rễ và lá của cây thủy sinh, vì đây là cơ quan quan trọng của chúng, và chúng cũng dễ bị nhiễm bệnh nếu môi trường không tốt.
Dinh dưỡng cho cây
Chất dinh dưỡng cho cây vô cùng đa dạng và phong phú như Nito, Magie, Natri…hầu hết các chất dinh dưỡng này cây đều có nhưng khả năng hấp thụ chúng thì đều rất khác nhau.
Cẩn thận với rêu hại
Nếu không biết cách trồng cây thủy sinh thì bạn có thể vô tình tạo ra rêu hại từ cách bón phân của mình. Thông thường rêu xuất hiện nhiều do bạn dùng phân không đúng chủng loại. Khi đó, lượng dinh dưỡng cho cây thủy sinh trong hồ sẽ bị đe dọa, và rêu hại nhanh chóng phát triển mạnh, có khi che mặt kính bể cá và làm mất thẩm mỹ hồ cá.
Biện pháp là bạn phải chọn lựa phân bón kĩ lưỡng và tư vấn kĩ với chuyên gia trước khi bón cho cây thủy sinh vì có thể phát tán rêu.
Thay nước cho hồ cá
Một phần chất dinh dưỡng của hồ cá đến từ việc thay nước (vòi nước có sẵn một số chất dinh dưỡng). Bạn nên duy trì đều đặn thay nước 2 tuần 1 lần và khoảng 15% lượng nước cần tháo và thay mới. Dĩ nhiên, lượng nước này không cung cấp hoàn toàn chất dinh dưỡng cho hồ cá nên bạn cần bổ sung dinh dưỡng cần thiết nhưng nên tư vấn với các chuyên gia nuôi cá và học hỏi kinh nghiệm từ họ trước. Bên cạnh đó, nếu không khéo léo trong cách bón phân, các chất dinh dưỡng dư thừa có khi lại bị kết tủa và trở nên vô dụng trong hồ cá nhà bạn. Hãy lưu ý kĩ điều này nhé.
Những lưu ý trong cách cung cấp dinh dưỡng cho cây thủy sinh trên đây không quá khó nhưng nếu không để ý và quan sát, bạn sẽ khó “nuôi” được dàn cây thủy sinh như ý muốn. Nếu cần thêm thông tin tư vấn về cây thủy sinh hay cần thêm thông tin về các loại phân bón, các bạn hãy liên hệ cho chúng tôi để được hướng dẫn cụ thể nhé.
Xem thêm bài viết: Chọn hồ thủy sinh cho nơi làm việc
Bài viết liên quan
- Vấn đề thường gặp khi chơi thủy sinh (31-08-2016)
- Giới thiệu các thiết bị lắp đặt trong hồ thủy sinh (18-08-2016)
- Những loại cá không cần máy sục oxy (04-11-2016)
- Bể cá cảnh mini (03-09-2016)
- Thức ăn khô cho cá vàng (14-12-2016)
- Kỹ thuật nuôi cá cảnh (12-08-2016)
- Cách trang trí bể cá cảnh đẹp (13-09-2016)
- Cách xử lí nước hồ cá cho người mới chơi (23-10-2016)
- Điều cần lưu ý khi sử dụng phân bón cho cây thủy sinh (28-12-2016)
- Cá cảnh biển đẹp (08-09-2016)
- Cách loại bỏ rêu tảo có hại trong hồ (25-10-2016)
- Chọn hồ thủy sinh cho nơi làm việc (10-11-2016)