-
Online 4
-
Trong tuần 401
-
Trong tháng 459
-
Tổng truy cập 457911
Hồ cá cảnh sau một thời gian sử dụng, không tránh khỏi tảo hại, là nững loại tảo trong quá trình phát triển đã bùng phát thành loài gây hại cho hồ cá. Vậy chúng là ai và từ đâu xuất hiện? Đó là câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều nhất tuần qua, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để phần nào giúp bạn ngăn chặn tảo gây nguy hại cho hồ cá nhà mình nhé.

Đặc điểm nhận dạng tảo hại
Tảo bám trên lá cây sẽ cản trở sự hô hấp và quang hợp của cây làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng. Khi ta mới làm hồ, cây cối đều mới cắm và chúng cần thời gian để thích nghi môi trường, ra rễ mơí và bắt đầu phát triển. Đây là thời kì chúng dễ bùng phát mạnh, nhanh chóng bao phủ 1 lớp mỏng sau đó sẽ dày lên. Các loại tảo thường thấy là xanh và nâu, bao phủ trên đá, trên kính hồ (tảo chùm), loại làm cho nước xanh (đơn bào và trôi nổi trong nước) hoặc dạng sợi mảnh màu xanh (tảo sợi) rất khó triệt tận gốc. Tảo thường xuất hiện bất ngờ, hơn nữa 1 số loại còn gây bệnh cho cá.
Phải làm sao ngăn chặn tảo hại?
Thông thường, tránh tình trạng tảo hại bùng phát nhanh trong nước, người chơi thường thay nước, nhưng điều này làm cho tình hình trầm trọng hơn bởi vì nước mới lại cung cấp thêm dinh dưỡng cho tảo. Tốt hơn là hãy để cho thiên nhiên tự điều chỉnh ở từng giai đoạn theo chu trình của nó. Cũng như cây cây cối, tảo cần ánh sáng, nước và dinh dưỡng để phát triển. Vì vậy, để kiềm chế tảo, người chơi phải điều chỉnh lượng ánh sáng và dinh dưỡng sao cho vừa đủ. Ba loại dinh dưỡng mà tảo cần là nitrogen, phosphorus và potassium. Trong hồ thuỷ sinh, những chất này sinh ra từ chất thải cá, thức ăn dư, xác vi sinh, hữu cơ phân huỷ như lá mục, tảo chết... Bạn có thể giảm lượng nitrogen bằng cách thay nước, kiểm soát phosphates khi sử dụng lọc ngoài kèm bộ phận thẩm thấu.
Các loại tảo thường gặp
Nước xanh
Loài này phát sinh do dư ánh sáng, tên gọi theo hiện tượng nước trong hồ chuyển sang màu xanh. Bạn có thể sử dụng hệ thống lọc có than hoạt tính hoặc cát mịn để loại trừ chúng ra khỏi hồ. Loại tảo này là nguồn thức ăn tốt nhất cho các loại ấu trùng loài giáp xác như tôm tép…
Cặn nâu
Loài này có bề mặt nhầy, bám trên lá cây, phụ kiện và kính. Thường xuất hiện khi cây cối kém phát triển do thiếu sáng. Với loại tảo này, bạn rất dễ dàng loại bỏ bằng cách chà rửa bề mặt.
Cặn xanh
Loại này có 2 loại là “xù” và “lông”. Tảo “xù” không đáng lo ngại, kiểm soát bằng cách thả các loại cá ăn tảo, loại “xù” thường mọc ngắn, đơn sợi khoảng 2-3mm. Loại ‘lông’ thì nghiêm trọng hơn, sợi rất dai, dài chừng 4mm và mọc dày như 1 mảng lông thú vậy. Loại này rất khó loại trừ bằng phương pháp cơ học.
Tảo đốm
Những chấm tròn xanh xuất hiện trên mặt kính thực ra không phải là tảo. Chúng thuộc nhóm Diatoms-tảo cát, 1 loại vi sinh vật mang lớp vỏ cứng silicat và giúp cho tảo xanh phát triển phía trong. Loại ‘tảo’ này cực khó loại trừ, dùng 1 lưỡi lam bén để xử chúng.
Tảo sợi
Tảo sợi có 2 loại chính: "tóc" và "sợi", loại "tóc" thì ngắn hơn, dài khoảng 5cm, có xu hướng tạo thành từng đám. Loại "sợi" thì dài hơn nhiều, có thể tới 30cm, nguyên nhân là do thừa sắt trong nước. Cả hai loại đều dễ dàng loại bỏ bằng bàn chải răng.
Tảo sừng
Cũng như tên gọi, loại tảo này trông giống như gạc nai thu nhỏ, có mầu xanh xám. Xuất hiện trên kính, lọc và phụ kiện. Khó mà trị chúng bằng cơ học nên người ta thường dùng phương pháp hoá học.
Trên đây là những loại tảo hại phổ biến và cách diệt trừ chúng, không quá khó nhưng không phải đơn giản phải không nào? Nếu biết đâu là tảo hại, bạn sẽ loại trừ chúng sớm hơn, giữ cho không gian hồ cá luôn sạch và khỏe mạnh.
Mời bạn xem thêm: Cách loại bỏ rêu tảo có hại trong hồ
Trên đây là những loại tảo hại phổ biến và cách diệt trừ chúng, không quá khó nhưng không phải đơn giản phải không nào? Nếu biết đâu là tảo hại, bạn sẽ loại trừ chúng sớm hơn, giữ cho không gian hồ cá luôn sạch và khỏe mạnh.
Mời bạn xem thêm: Cách loại bỏ rêu tảo có hại trong hồ
Ngày đăng: 26-10-2016
Bài viết liên quan
- Tự thiết kế hồ thủy sinh đẹp (03-11-2016)
- Mẹo giúp cây thủy sinh luôn tràn đầy sức sống (17-11-2016)
- Kiến thức hồ cá cơ bản cho “tân binh” (07-12-2016)
- Cách loại bỏ rêu tảo có hại trong hồ (25-10-2016)
- Cách làm sạch hồ cá cảnh nhanh (25-11-2016)
- Các thiết bị cơ bản của hồ thủy sinh (13-12-2016)
- Giải pháp chăm sóc cá Koi ngày hè (02-11-2016)
- Cách chữa và phòng bệnh nấm cho cá cảnh (10-12-2016)
- Những lưu ý khi chăm sóc hồ thủy sinh (08-10-2016)
- Nguồn gốc sự phát triển của hồ nuôi thủy sinh (15-10-2016)
- Cá cảnh biển đẹp (08-09-2016)
- Tìm hiểu hệ thống khí CO2 trong hồ thủy sinh (27-08-2016)