-
Online 9
-
Trong tuần 710
-
Trong tháng 894
-
Tổng truy cập 465002
Việc nuôi dưỡng cá cảnh trong hồ cá cảnh hay hồ thủy sinh tưởng chừng như là một công việc dễ dàng, đơn giản nhưng thật sự ra nó đòi hỏi ở người chơi cá cảnh sự kiên trì, tỉ mỉ, có kiến thức và am hiểu về cách thức nuôi dưỡng. Do vậy, kỹ thuật để nuôi cá cảnh khỏe mạnh, phát triển tốt là việc cần thiết mà bạn phải tìm hiểu trước khi bắt tay vào thú chơi tao nhã nhưng đầy thú vị này.
.jpg)
Kích thước hồ cá cảnh
Hồ cá cảnh phải được thiết kế phù hợp với loài cá mà bạn định nuôi. Có những loài cá chỉ khi sinh sống trong một môi trường rộng rãi, thoáng đãng thì mới phát triển tốt. Bạn cũng cần tính đến khả năng phát triển của cá sau này, với một số loài cá, kích thước của chúng sẽ lớn dần theo thời gian, nếu hồ được thiết kế quá nhỏ sẽ khiến cho môi trường sống của chúng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến tuổi thọ của cá. Đối với vị trí đặt bể, cần phải hội tụ đầy đủ những yếu tố về ánh sáng, nhiệt độ, không khí. Nếu để hồ cá trong bóng tối lâu ngày, phòng kín hơi hay đặt hồ ở những nơi chịu nắng, mưa, gió trực tiếp sẽ khiến cá dễ bị chết.
Chọn giống cá để nuôi
Để đảm bảo an toàn cho môi trường sống của cá, giúp cá phát triển tốt, trước tiên bạn cần lựa chọn giống cá phù hợp với sở thích, dễ nuôi dưỡng, có sức sống cao. Bên cạnh đó, một hồ cá không thể lúc nào cũng chỉ có một loại cá mà đôi khi bạn cần cho nhiều loài cùng chung sống với nhau để tạo sự sinh động cho hồ. Do vậy, khi lựa chọn nuôi cá cảnh bạn nên chọn những loại có thể chung sống hòa hợp, tránh nuôi những loài có tập tính rỉa vây cá khác, có thói quen ăn thịt đồng loại, cá lớn nuốt cá bé,…
Nguồn nước trong bể
Chất lượng nước là yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh. Cá có phát triển tốt hay không, sức chịu đựng có bền bỉ được theo thời gian hay không đều dựa vào nguồn nước mà chúng sinh sống. Nếu nước bị ô nhiễm hoặc lâu ngày không thay nước, súc hồ sẽ khiến nước trở nên đục, phát sinh nhiều loại vi khuẩn gây bệnh làm cho sức đề kháng cá giảm sút và cá dễ bị chết. Do vậy, bạn cần phải thay nước định kì, kiểm tra hồ thường xuyên và nên sát khuẩn bằng một số loại thuốc để ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.
Chế độ thức ăn
Dựa theo số lượng và kích thước cá nuôi trong hồ, bạn nên cho chúng ăn một lượng thức ăn phù hợp. Không nên cho chúng ăn quá nhiều mà cũng không được bỏ đói quá lâu. Cá vốn có tập tính đớp mồi nhưng không phải vì thế mà nghĩ chúng đang đói, trong một ngày chỉ nên cho chúng ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Với nguồn thức ăn của cá, ngoài việc cho chúng ăn những loại ấu trùng, lăng quăng, cá nhỏ,… thì bạn cũng nên cho cá ăn thêm những thực phẩm chế biến sẵn giàu chất dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng để cá thêm khỏe mạnh, tránh ngộ độc và hạn chế được bệnh tật.
Với các kỹ thuật về chăm sóc cá cảnh trên, hồ hải sản Đức Thịnh hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức phong phú trong việc chăm sóc cá cảnh cho riêng mình, giúp cá luôn khỏe mạnh, đẹp và làm cho hồ cá thêm sinh động.
Xem thêm: Vị trí đặt hồ cá cảnh và những điều cần lưu ý
Với các kỹ thuật về chăm sóc cá cảnh trên, hồ hải sản Đức Thịnh hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức phong phú trong việc chăm sóc cá cảnh cho riêng mình, giúp cá luôn khỏe mạnh, đẹp và làm cho hồ cá thêm sinh động.
Xem thêm: Vị trí đặt hồ cá cảnh và những điều cần lưu ý
Ngày đăng: 12-08-2016
Bài viết liên quan
- Điểm danh 5 hồ cá tuyệt nhất thế giới (29-10-2016)
- Giống cây thủy sinh và cách chăm sóc (11-08-2016)
- Tìm hiểu hệ thống khí CO2 trong hồ thủy sinh (27-08-2016)
- Tầm quan trọng của hệ thống lọc bể cá (04-10-2016)
- Thức ăn cho cá cảnh biển (19-12-2016)
- Mẹo tạo độ ẩm không khí từ hồ cá cảnh (14-11-2016)
- Hướng đặt hồ thủy sinh trong nhà mang đến tài lộc (08-02-2017)
- Giới thiệu các thiết bị lắp đặt trong hồ thủy sinh (18-08-2016)
- Vệ sinh hồ cá cảnh và những điều cần lưu ý (10-08-2016)
- Điều đặc biệt từ thú chơi hồ thủy sinh (01-11-2016)
- Cách vệ sinh hồ hải sản (24-11-2016)
- Các bước lắp đặt hồ hải sản cho nhà hàng (26-11-2016)