-
Online 13
-
Trong tuần 731
-
Trong tháng 915
-
Tổng truy cập 465023
Tảo hại gây mất mỹ quan hồ cá và gây nguy hại cho những loài sinh vật khác trong hồ, nếu không loại trừ kịp thời thì gây nhiều hậu quả tai hại làm cho người chơi hồ cá mất cảm hứng. Nếu không thể loại trừ ngay hoặc nếu có loại trừ không hết thì hãy dùng các cách sau để kiểm soát và loại bỏ rêu tảo có hại trong hồ.

Các cách kiểm soát tảo hại trong hồ thủy sinh
Trồng nhiều cây
Cây cối mọc dày và khoẻ sẽ ngăn ngừa tảo xâm nhập. Các loại cây dạng bụi, mọc nhanh rất hữu ích. Chúng sẽ tiêu thụ nhanh lượng dinh dưỡng trong nước, không còn dư phần cho tảo.
Thay nước
Thay nước đều đặn giúp loại bỏ nitrogen và phosphates là 2 chất tảo rất thích. Hãy thay 30-40% nước 1 tuần (cùng lắm là 2 tuần).
Thả cá ăn rêu hại
Như chúng tôi từng giới thiệu, có rất nhiều loại có thể nuôi trong hồ thủy sinh nhằm kiểm soát rêu tảo. Vì vậy, bạn nên thả càng sớm càng tốt, đừng chờ tới khi tảo bùng phát mới nghĩ tới. Lúc đó chẳng có loài cá nào ăn xuể 1 hồ đầy tảo. Nên cho chúng ăn thật ít để bắt chúng tìm diệt tảo như nguồn thức ăn chủ yếu. Các loại nên thả: Otocinclus, trực thăng, họ mully… Loại cá ăn rêu lớn thì không nên, chúng sẽ phá cây và quá khổ so với hồ. Họ cá corydoras cũng giúp dọn dẹp thức ăn dư thừa dưới nền hồ, tránh tảo lan xuống.
Giảm ánh sáng
Giảm thời lượng chiếu sáng xuống dưới mức trung bình đôi khi cũng giúp kiểm soát tảo. Việc này khá đơn giản là giảm thời gian chiếu sáng bằng đèn hoặc xem lại vị trí đặt hồ không cho nắng chiếu trực tiếp. Những dạng cây trôi nổi cũng có ích, chúng vừa hút bớt dinh dưỡng vừa che bớt nguồn sáng chiếu lên cây.
Dùng tay loại bỏ
Tảo sợi có thể dùng bàn chải răng để loại bỏ, các phụ kiện thì có thể mang ra chà rửa hay ngâm thuốc tím. Nhớ ngâm xả kỹ lại bằng nước sạch trước khi cho lại vô hồ nhằm tránh sót lại hoá chất trên các phụ kiện.
Dùng hóa chất
Trên thị trường có bán những loại hóa chất để kiểm soát tảo, ngay cả với tảo xanh, và an toàn cho cây và cá. Tuy nhiên, để tránh nguy hại cho cá, bạn nên đo liều lượng thật chính xác rồi mới cho thuốc vào hồ. Khi đã cho thuốc vô hồ cần thay nước ngay.
Dùng tia cực tím
Lắp loại đèn này ở vị trí đầu ra máy lọc như vậy lượng nước trong hồ sẽ đi qua tia cực tím với 1 khoảng cách nhất định đủ để diệt các vi sinh vật có trong nước. Tuy nhiên, nhược điểm là loại đèn này khá mắc tiền.
Các phương pháp khác
Các phương pháp còn lại bao gồm: sục khí ozon, lọc bằng thẩm thấu đối lưu. Thay bằng nước tinh khiết đóng chai, nước cất cũng giúp loại bỏ tạp chất từ nước máy… Nếu tảo chết lắng cặn xuống nền, quá trình phân hủy chất hữu cơ sẽ tiếp tục sản sinh ra dinh dưỡng cho lứa tảo khác phát triển. Sử dụng các chất gây kết tủa sẽ làm cho xác tảo vón lại thành khối lớn hơn, sau đó ta dùng vợt, ống hút hay lọc để loại bỏ chúng.
Quá trình kiểm soát tảo không phải đơn giản, vì nếu không cẩn thận bạn sẽ hủy hoại cả hồ cá thuỷ sinh và phải làm lại từ đầu. Vì vậy, hãy cẩn thận khi dùng hóa chất và đặc biệt, trong quá trình sử dụng hồ cá, tránh ngay những vấn đề gây phát sinh tảo mà bạn có thể hạn chế được như đừng bao giờ bỏ thừa thức ăn trong hồ, nếu cá chết hãy vớt ra ngay, nếu không chúng sẽ bị phân hủy ra nước và phát sinh tảo. Chúc các bạn thành công.
Quá trình kiểm soát tảo không phải đơn giản, vì nếu không cẩn thận bạn sẽ hủy hoại cả hồ cá thuỷ sinh và phải làm lại từ đầu. Vì vậy, hãy cẩn thận khi dùng hóa chất và đặc biệt, trong quá trình sử dụng hồ cá, tránh ngay những vấn đề gây phát sinh tảo mà bạn có thể hạn chế được như đừng bao giờ bỏ thừa thức ăn trong hồ, nếu cá chết hãy vớt ra ngay, nếu không chúng sẽ bị phân hủy ra nước và phát sinh tảo. Chúc các bạn thành công.
Ngày đăng: 27-10-2016
Bài viết liên quan
- Tạo phong cách mới với hồ cá thủy sinh treo tường (03-10-2016)
- Cây thủy sinh (15-09-2016)
- Nét đẹp tự nhiên của rau thơm thủy sinh (03-12-2016)
- Cách chăm sóc hồ thủy sinh (26-09-2016)
- Bộ sưu tập cây thủy sinh (22-10-2016)
- Cách trồng cây thủy sinh (09-09-2016)
- Cách nhận biết rêu và phương pháp xử lý (11-11-2016)
- Nét độc đáo của hồ thủy sinh (08-08-2016)
- Cách nuôi cá cảnh (14-09-2016)
- Làm sao với tảo hại? (26-10-2016)
- Kĩ thuật nuôi cá La Hán đơn giản dễ làm (05-11-2016)
- Các loại cá thường được nuôi làm cảnh (20-09-2016)