-
Online 9
-
Trong tuần 687
-
Trong tháng 871
-
Tổng truy cập 464979
Cá la hán là loài ca phong thủy mà rất nhiều người người nuôi tại nhà. Nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc để nuôi cá sinh trưởng tốt. sau đây chúng ta hãy tìm hiểu những điều cơ bản để cá sinh trưởng tốt hơn.
Những kĩ thuật nuôi cá La Hán đơn giản, dễ làm
Bể nuôi cá La Hán
Nên chọn bể nuôi cá có kích thước tối thiểu 0,6m x 0,3m x 0,4m. Nếu bạn nuôi chung nhiều cá La Hán trong một bể thì hãy ngăn chúng ra bằng những tấm kiếng, điều này không những giúp chúng khỏi tranh chấp mà còn khiến cá cảnh của bạn trở nên sung mãn hơn. Không nên trang trí bể các mà tốt nhất là nên để trống hoặc có thể đặt vài viên sỏi để chúng có thể vận động cơ thể, tránh ù lì quá mức và cũng để duy trì tập tính tự nhiên.
Hệ thống lọc
Cá La Hán là loài cá dễ nuôi, chúng có thể sống ổn định mà không cần máy lọc. Nhưng để giống ca canh này có thể thể hiện hết vẻ đẹp của chúng, bạn nên tạo một hệ thống lọc giúp nguồn nước trong bể sạch hơn.
Chọn cá La Hán
- Chọn giống cá con: Cá la hán có nhiều loại, mua cá con ở thời điểm cá bằng hai ngón tay. Nên chọn cá có thân và miệng ngắn, vây vừa phải phù hợp tuổi cá, cá đực thường có vết đen trên vây lưng, tỏ vẻ hung dữ hơn…
- Chọn giống cá lớn: Để chọn được cá La Hán lớn bạn cần phải biết những điều sau:
1. Hình dáng: Thân hình dày, hình oval, bụng đầy đặn và không có nếp gấp.
2. Màu sắc: Màu lí tưởng của cá la hán là màu đỏ nổi bật từ má đến vùng bụng.
3. Châu: Châu cá la hán là những vảy màu lấp lánh tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ.
4. Vân: Là những đóm đen đậm, trải dài trên thân trông giống những hàng chữ Hán. Vân càng giống chữ Hán có nghĩa, càng rỏ nét thì càng có giá trị.
5. Đầu: Đầu gù càng lớn càng được ưa chuộng
6. Mắt: Tròn và mi mắt lanh lợi.
7. Vây và đuôi: Ở vị trí thẳng đứng.
Cho cá ăn
Cá La Hán là một loài cá rất háu ăn. Chúng ăn các loại thức ăn cho cá la hán đa dạng: thường là cá con, tép, tôm, trùn chỉ, thịt bò, thức ăn khô dạng hạt đóng gói. Nên tập cá ăn xen kẽ nhiều loại thức ăn để chúng thích nghi, phòng khi thiếu hoặc không mua được thức ăn “quen miệng”, nếu cho ăn thịt bò thì xắt vừa miệng cá và không cho ăn liên tục. Tùy độ tuổi, tình trạng cá có thể cho ăn 2 - 3 lần/ngày. Thấy cá bơi gần mặt nước là đói bụng. Không cho cá ăn quá no và để thức ăn dư thừa trong hồ.
Chăm sóc cá
Khoảng 3 - 7 ngày thay nước/lần, cũng có thể 2 - 4 tuần/lần (tùy lọc nước hoạt động tốt). Khi thay nước có thể thêm ít muối (tùy kích thước hồ) để sát trùng. Sau khi thay nước, màu sắc cá bị nhạt, điều này bình thường và sau đó chúng sẽ lên màu trở lại. Không để nước trong hồ bị dơ do cá rất nhạy cảm với môi trường, sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của cá cũng như phát sinh bệnh. Đặt hồ cá nơi thoáng mát, có thể đặt thêm gương soi để kích thích tính “hiếu chiến” của cá, điều này có lợi cho phát triển đầu cá.
Hi vọng với những chia sẻ trên của Công ty Đức Thịnh sẽ giúp cho các bạn chăm sóc bể cá La Hán trong nhà mình phát triển thật tốt và khoẻ mạnh nhé.
Xem thêm: Cách chọn cá La Hán
Bài viết liên quan
- Nuôi cá nước mặn (23-08-2016)
- Giống cá thủy sinh đẹp (06-09-2016)
- Làm hồ thuỷ sinh theo phong cách Hà Lan (24-09-2016)
- Hồ thủy sinh mini (13-09-2016)
- Những vị trí trong nhà không nên đặt hồ cá (16-12-2016)
- Các loại cá cảnh phổ biến hiện nay (13-08-2016)
- Cách chữa và phòng bệnh nấm cho cá cảnh (10-12-2016)
- Hồ hải sản và những kiểu hồ đẹp (09-08-2016)
- 5 loài cá đắt giá nhất trên thế giới (09-12-2016)
- Cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh (12-12-2016)
- Tự làm hồ thủy sinh đẹp như nghệ nhân (12-10-2016)
- Cây thủy sinh (15-09-2016)