-
Online 6
-
Trong tuần 768
-
Trong tháng 952
-
Tổng truy cập 465060
Lựa chọn cây thủy sinh là công đoạn khá quan trọng cho việc thiết kế một hồ cá cảnh hay hồ thủy sinh. Tùy theo sở thích của người chơi mà có thể tìm cho mình các giống cây thủy sinh phù hợp, đúng sở thích, dễ nuôi trồng và tạo được vẻ đẹp cho bể.
Các giống cây thủy sinh phổ biến hiện nay
Cây rong đuôi chó
Cây rong đuôi chó là loài thủy sinh rất dễ sống và có sự phát triển nhanh. Tốc độ phát triển của cây phụ thuộc vào lượng ánh sáng và dinh dưỡng có trong hồ. Rong đuôi chó dễ trồng, dễ chăm sóc. Tuy nhiên do sự sinh trưởng nhanh chóng nên cây cần được cắt tỉa thường xuyên.

Cây dương xỉ
Cây dương xỉ có đặc tính dễ sống, chịu được nhiều môi trường khác nhau và tốt cho cá cảnh. Dương xỉ có thể được trồng ở tiền cảnh, trung cảnh hay hậu cảnh. Tuy nhiên với khả năng phát triển và sinh trưởng chậm, dương xỉ cần có thời gian chăm sóc dài hơn các giống cây thủy sinh khác.

Rêu cá đẻ
Rêu cá đẻ không chỉ có tác dụng lọc nước mà còn dễ trồng, không cần ánh sáng mạnh, phát triển nhanh. Để làm đẹp cho hồ, rêu cá đẻ thường được trồng làm nền hoặc buộc vào các cành lũa. Nếu được nuôi trồng tốt, rêu cá đẻ sẽ bung tán rất đẹp.

Cây cỏ thìa
Cây cỏ thìa được trồng ở vị trí trung cảnh hoặc tiền cảnh. Cây có đặc điểm dễ trồng và phát triển rất nhanh. Với khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt, cây cỏ thìa là loài cây không thể thiếu cho các hồ thủy sinh, hồ cá cảnh bị thừa dinh dưỡng.

Cây thủy cúc
Cây thủy cúc là loài cây có hình dáng bắt mắt, ưa nước, ưa ẩm, dễ trồng, có thể trồng được ở cả trên cạn lẫn dưới nước, tốc độ tăng trưởng nhanh, khi cao dễ dàng đụng mặt hồ. Thủy cúc là loài cây đẹp thường được dùng trồng ở hậu cảnh trong hồ thủy sinh.

Bên cạnh những loài cây thông dụng, dễ trồng, giá thành hợp lý thì người chơi thủy cảnh cũng có thể tìm hiểu thêm về một số giống cây thủy sinh có chức năng và đặc tính tương tự như: cây tiêu thảo, thanh hồ điệp, rong la hán xanh, la hán đỏ, cây trầu bà, bèo nhật, hẹ nước,…
Chăm sóc và bảo dưỡng cây thủy sinh
Trồng thủy sinh không khó nhưng đòi hỏi ở người chơi niềm đam mê, sự kiên trì và tỉ mỉ. Thông thường cây thủy sinh cần được thay nước 1 – 2 tuần 1 lần và được cắt tỉa những chỗ hư thối. Cây thủy sinh cũng có những đặc tính riêng biệt, vì vậy người chơi cần tìm hiểu thêm về đặc tính của từng loại cây để có cách nuôi trồng hợp lý, đặt vị trí phù hợp cho chúng, giúp chúng có thể hấp thu dinh dưỡng và ánh sáng tốt nhất. Thỉnh thoảng cây thủy sinh cũng cần được bón thêm ít phân nước nhưng không nên lạm dụng quá nhiều vì sẽ dễ sản sinh ra các loài rêu, tảo gây hại không chỉ cho thủy sinh mà còn ảnh hưởng đến cá và độ sạch của nước hồ. Đối với ánh sáng chiếu vào hồ nuôi trồng thủy sinh, người chơi cần phải lưu ý đến điều kiện và thời gian chiếu sáng. Để giúp ích cho quá trình sinh trưởng của cây thủy sinh thì việc cân bằng sáng tối là điều cần thiết, nếu thời gian chiếu sáng quá nhiều và thời gian tối không đủ cũng sẽ khiến cho cây phát triển kém.
Xem thêm: Cách chăm sóc hồ thủy sinh
Xem thêm: Cách chăm sóc hồ thủy sinh
Ngày đăng: 11-08-2016
Bài viết liên quan
- Trang bị vật dụng cần thiết cho hồ cá (06-12-2016)
- Hồ cá cảnh treo tường (07-09-2016)
- Ứng dụng hồ thủy sinh tại nơi làm việc (05-12-2016)
- Tự thiết kế hồ thủy sinh đẹp (03-11-2016)
- Nét đẹp tự nhiên của rau thơm thủy sinh (03-12-2016)
- 5 giống cá cảnh nước ngọt dễ nuôi (26-08-2016)
- Cách trang trí bể cá cảnh (30-11-2016)
- Cách xử lí nước hồ cá cho người mới chơi (23-10-2016)
- Cách chăm sóc hồ thủy sinh (26-09-2016)
- Như thế nào là “cá khỏe”? (18-10-2016)
- Làm sạch hồ cá bằng ốc thủy sinh (28-11-2016)
- Hồ cá cảnh hợp phong thủy (25-08-2016)