-
Online 18
-
Trong tuần 139
-
Trong tháng 528
-
Tổng truy cập 443344
1. Tự kiểm tra và vệ sinh
- Kiểm tra bằng mắt: Nhìn bằng mắt để đảm bảo rằng tất cả mọi thứ trong bể cá vẫn đang hoạt động trơn tru, hiệu quả, (đèn chiếu sáng, bộ lọc...).
- Loại bỏ tảo và các mảnh vụn: Tảo có hại thường xuyên sinh sôi nảy nở trong hồ, tảo có hại liên tục tiết ra chất độc gây tổn hại đến các loại tảo được nuôi trồng trong hồ, giết chết tảo có lợi, cá, tôm... Đặc biệt phải kiểm tra mặt thoáng, đáy hồ thường xuyên để đảm bảo rằng hồ không bị các loại tảo có hại tồn tại.
- Thay nước: Trung bình mỗi tháng bạn cần phải 2 lần thay 1/5 đến 1/3 lượng nước trong hồ.
- Xét nghiệm nước: Kiểm tra nhiệt độ nước, nồng độ nitrate, độ pH và độ cứng của nước mỗi tuần.
- Bảo trì theo thời gian: Không có bất kỳ loại hồ hải sản nào mà không có chất nền bẩn theo thời gian nên cần phải đảm bảo được việc bảo trì. Cần phải thay thế định kỳ các máy lọc carbon dioxide, máy bơm, bộ lọc và lò sưởi giống như việc thay nhớt cho xe theo định kỳ vậy. Đèn nên được thay đổi ít nhất trong khoảng 6 đến 12 tháng, vì cường độ đèn trong nước sẽ giảm sau một thời gian.
2. Hệ thống lọc
Bên cạnh đó, hệ thống lọc cũng là một phần vô cùng quan trọng, quyết định yếu tố tồn tại của hồ hải sản. Một số nguyên tắc hoạt động sau sẽ giúp bạn vệ sinh và làm đẹp hơn hồ hải sản của mình.
– Yêu cầu kỹ thuật của 1 hệ thống lọc bể hải sản là phải đủ lớn hơn hoặc bằng 1/3 kích thước bể chính, nên có ít nhất là 3 ngăn.
– Đảm bảo nước bể hải sản trong suốt, không mùi.
– Khử được khí độc trong nước:
+ Ngăn 1: chứa bông lọc mịn + bông lọc thô + tấm Biomass : có tác dụng lọc thô, chất hữu cơ chưa phân hủy, xử lý những loại vi sinh gây hại, chất độc hại trong nước.
+ Ngăn 2: chứa san hô lọc hoặc tro núi lửa : là nơi trú ẩn và sinh sôi của vi sinh có lợi, tác dụng phân hủy các chất hữu cơ trong nước, cặn bã lơ lửng, khử khí độc NO2, NO3, NH3…
+ Ngăn 3: chứa nước đã qua xử lý và được bơm trực tiếp lên bể chính, lưu ý: nếu là bể chứa cá nước mặn thì có thêm máy skimer (máy đánh bọt, đánh tan chất cặn bả hữu cơ)
3. Vệ sinh hộp lọc
– Hộp lọc sử dụng cho bể hải sản theo nguyên tắc là hộp lọc vi sinh, là nơi trú ẩn và phát triển của vi sinh có lợi, do đó ta không nên vệ sinh hết toàn bộ và quá kỹ.
+ Chúng ta nên vệ sinh ở ngăn đầu tiên (ngăn 1) chủ yếu: thay bông lọc sau 1 – 2 tháng sử dụng và giặt định kỳ 1 tuần/lần, than hoạt tính nên thay định kỳ sau 4 tháng để đảm bảo tác dụng của than hoạt tính (nếu có).
+ Nếu nước trong hồ không kịp chảy từ ngăn 1 đến ngăn 3 nghĩa là hộp lọc đã bị tắc nghẽn cặn bã, khi đó ta cần phải vệ sinh toàn bộ. Nên dùng vòi nước có áp lực lớn xịt mạnh vào ngăn 1 để cho nước và cặn bả dơ trôi về ngăn thứ 3 và bơm ra ngoài.
Xem thêm bài viết: Những lưu ý khi lắp đặt hồ hải sản
CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG THỦY HẢI SẢN ĐỨC THỊNH
Địa chỉ: 71/72 Nguyễn Bặc, Phường 3, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ chí Minh (TPHCM)
Điện thoại: (08) 3991 8888 – Fax: (08)35262497 – Hotline: 0978.112.712, 0917.53.9999
Email: haisanducthinh@gmail.com - Website: hohaisanducthinh.com
Bài viết liên quan
- Tự tay làm hồ thủy sinh (07-10-2016)
- Tìm hiểu về máy làm lạnh nước hồ nuôi cá (13-02-2017)
- Nét đẹp tự nhiên của rau thơm thủy sinh (03-12-2016)
- Các loại cá thường được nuôi làm cảnh (20-09-2016)
- Phân loại bộ lọc nước (24-10-2016)
- Kiểm soát tảo hại trong hồ thủy sinh (27-10-2016)
- Hướng đặt hồ thủy sinh trong nhà mang đến tài lộc (08-02-2017)
- Nuôi cá nước mặn (23-08-2016)
- Nuôi cá cảnh biểu tượng của tài lộc (22-09-2016)
- Một số loại cá cảnh đắt đỏ tại Việt Nam (23-11-2016)
- Vai trò quan trọng của hồ hải sản (29-09-2016)
- Những lưu ý cho hồ thủy sinh mới lắp đặt (15-08-2016)