-
Online 5
-
Trong tuần 860
-
Trong tháng 5209
-
Tổng truy cập 298346
Một hồ thủy sinh đẹp phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố cả về kĩ thuật và thẩm mĩ bao gồm cách thiết kế và bố trí hệ sinh thái trong bể. Sau quá trình đó, bạn cần chú ý một số hướng dẫn cách chăm sóc hồ thủy sinh cơ bản dưới đây để có thể duy trì và phát triển hồ nuôi trồng thủy sinh một cách tốt nhất.

Cách chăm sóc hồ thủy sinh
Khoảng thời gian đầu
Khó khăn nhất với những người lắp đặt hồ thủy sinh trong thời gian đầu khi mới set up bể chính là sự ổn định. Điều này được thể hiện rõ khi nước trong hồ và cả môi trường sống đều chưa có chắc nhắn, dinh dưỡng chưa cân bằng, thủy sinh chưa thích nghi ngay lập tức với môi trường nước mới,… Chính vì lí do này, cá và các loại thủy sinh khác như rêu, tảo,…đều rất dễ chết và cũng là vấn đề mệt mỏi nhất với những người mới bắt đầu “vào nghề”. Bạn có thể lưu ý vài điểm để hạn chế điều đó một cách tối đa:
- Hệ thống máy lọc được sử dụng phải thật sạch sẽ và luôn luôn hoạt động. Tại sao phải như vậy? Vì máy lọc giúp loại bỏ các chất cặn bã không đáng có và giúp một vài vi sinh vật, thực vật ưa sống trong các dòng chảy có sự phát triển tốt nhất.
- Bạn cần chú ý nên thay nước theo định kì. Điều này dễ hiểu bởi nước mới có thể loại bỏ các chất dinh dưỡng dư thừa, cặn bã và làm môi trường sống trong sạch hơn, tạo điều kiện tốt nhất cho các vi sinh vật trong bể sinh sống và phát triển.
- Cuối cùng, bạn hãy chú ý đến ánh sáng chiếu trong bể. Theo kinh nghiệm của nhiều người chơi thủy sinh lâu năm, ánh sáng tối thiểu được chiếu trong bể khoảng 8h/ngày nhưng không được vượt quá 12h/ngày. Việc chú ý ánh sáng này giúp các loài thủy sinh dễ thích nghi với môi trường mới, bám rễ và phát triển một cách bình thường. Ngược lại, nếu bạn chiếu quá nhiều ánh sáng, cộng với các chất dinh dưỡng quá nhiều (các bể mới thường có nhiều chất dinh dưỡng dư thừa) sẽ làm các rễ cây khó bám và không thể sống lâu.
Khoảng thời gian sau
Vì đã quen với môi trường, mức độ ánh sáng nên được phân chia theo thời gian nhưng vẫn đảm bảo tổng số giờ chiếu mỗi ngày. Điều này sẽ giúp ngăn cản sự phát triển của các loại tảo gây hại trong hồ nuôi trồng thủy sinh.
Bạn cũng cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng một cách khoa học. Thời gian này, vấn đề bạn cần quan tâm nhất là các thực vật bạn nuôi trong bể khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, sẽ cần kịp thời bổ sung chất dinh dưỡng và xử lý ngay. Và nhớ là tránh trường hợp để quá lâu có thể sẽ lây lan bệnh cho các loài thực vật khác.
Việc cuối cùng cần chú ý là cho cá ăn. Rất nhiều người đã có suy nghĩ sai lầm là cho cá ăn quá nhiều trong ngày dễ khiến môi trường nước bị ô nhiễm (chất dinh dưỡng chủ yếu là đạm). Điều đó không hoàn toàn đúng. Ngoài ra, nếu muốn tạo nhiều kiểu hơn góp phần làm đẹp bể nước, bạn có thể cắt tỉa các cây thủy sinh thường xuyên.
Với một số chia sẻ về cách chăm sóc hồ thủy sinh ở trên, Hồ hải sản Đức Thịnh hi vọng các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm cho việc nuôi trồng và chăm sóc bể cá thủy sinh của mình một cách tốt nhất. Xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
Ngày đăng: 04-08-2016
Bài viết liên quan
- Phân biệt cá chép thường và cá chép Nhật (30-08-2016)
- Vai trò quan trọng của hồ hải sản (29-09-2016)
- Giới thiệu các thiết bị lắp đặt trong hồ thủy sinh (18-08-2016)
- Nét độc đáo của hồ thủy sinh (08-08-2016)
- Chọn hồ thủy sinh cho nơi làm việc (10-11-2016)
- Điểm danh 5 hồ cá tuyệt nhất thế giới (29-10-2016)
- Trang bị vật dụng cần thiết cho hồ cá (06-12-2016)
- Chăm sóc hồ thủy sinh đúng cách (26-09-2016)
- Tạo phong cách mới với hồ cá thủy sinh treo tường (03-10-2016)
- Nuôi cá cảnh biểu tượng của tài lộc (22-09-2016)
- Cách chọn cá La Hán (13-10-2016)
- Tìm hiểu về máy làm lạnh nước hồ nuôi cá (13-02-2017)